TEEN QUANG TRI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TEEN QUANG TRI

KET NOI TEEN 9X QUANG TRI
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Năm 2009: PC nhập khẩu sẽ tăng 28% so với năm 2008

Go down 
Tác giảThông điệp
langtucodon
VIP MEMBERS
VIP MEMBERS
langtucodon


Tổng số bài gửi : 17
Join date : 19/08/2008

Năm 2009: PC nhập khẩu sẽ tăng 28% so với năm 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Năm 2009: PC nhập khẩu sẽ tăng 28% so với năm 2008   Năm 2009: PC nhập khẩu sẽ tăng 28% so với năm 2008 Icon_minitimeThu Sep 25, 2008 2:26 pm

Năm 2009: PC nhập khẩu sẽ tăng 28% so với năm 2008 Pc
:14
Theo dự báo của IDC, nhà phân tích thị trường có uy tín trong lĩnh vực CNTT trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì trong năm 2009, tỉ lệ tăng trưởng của lượng PC nhập khẩu vào VN tăng 28% so với năm 2008. Tuy nhiên, lượng laptop nhập khẩu lại có xu hướng giảm 1 nửa so với năm 2008.

Quý 2 năm 2008: PC tăng trưởng 5%

Trong quí 2 năm 2008, thị trường máy tính cá nhân tại Việt Nam tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm 2007, ước đạt 337,000 máy. Tuy nhiên, tổng số lượng máy được nhập vào thị trường Việt Nam lại giảm 5,6% so với quí trước chủ yếu là do những diễn biến bất lợi từ nền kinh tế, sự bất ổn của tỷ giá và quyết định cắt giảm đầu tư từ phía các dự án chính phủ và một số doanh nghiệp.

Đó là kết quả nghiên cứu do IDC, nhà phân tích thị trường có uy tín trong lĩnh vực CNTT. Thị trường máy tính cá nhân trong quý 2 phải đối mặt với nhiều khó khăn từ kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát cao và sự thiếu hụt đồng USD trong tháng 6. Do vậy, khách hàng cũng cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định mua mới sản phẩm máy tính cá nhân. Những dự án máy tính cho chính phủ và nhu cầu mua máy tính từ các doanh nghiệp cũng bị hoãn lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại có hưởng ứng tốt đối với sản phẩm máy tính xách tay do các nhà sản xuất đã đa dạng hóa sản phẩm và linh hoạt hơn trong giá cả.

Cuối năm, laptop sẽ bán được nhiều hơn

Bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, chuyên viên nghiên cứu thị trường ở IDC Việt Nam cho biết: “Thị trường máy tính xách tay trong 2 quí cuối năm sẽ sôi nổi và thu hút hơn. Các hãng sản xuất máy tính sẽ giới thiệu ra thị trường nhiều sản phẩm mới với thiết kế đa dạng và giá cả hấp dẫn đi cùng với những chương trình hỗ trợ tài chính cho người mua. Đặc biệt, dòng máy tính xách tay siêu nhỏ với giá thấp cũng sẽ là điểm đáng chú ý khi hàng loạt các hãng sản xuất máy tính cùng chạy đua trong phân khúc người tiêu dùng phổ thông với mức giá vô cùng ấn tượng."

Quí 2 năm nay so với cùng kì năm 2007, phân khúc thị trường tiêu dùng nói chung phát triển tương đối ổn định đạt tốc độ tăng trưởng 15,6% chủ yếu nhờ vào lượng tăng trưởng 116,1% của sản phẩm máy tính xách tay. Nếu xét riêng về loại hình, tổng lượng nhập khẩu máy tính xách tay chiếm 25,8% tổng lượng máy tính trong thị trường tiêu dùng nhưng chỉ chiếm khoảng 24% ở thị trường thương mại. Tổng lượng nhập khẩu của máy tính xách tay tăng trưởng 57% so với cùng kì năm trước trong khi máy tính để bàn lại giảm 5,3%.

Với tốc độ tăng trưởng cao so với quí trước (71,3%), HP vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường. Lượng nhập khẩu của Lenovo tăng 14.8% giúp nhãn hiệu này vươn lên vị trí thứ hai, Acer đứng vị trí thứ ba mặc dù lượng nhập khẩu giảm -52.9%. Asus tạo một bước tiến ngoạn mục khi lượng nhập khẩu tăng 593,4% và tiến lên vị trí thứ 4 trong khi Dell được ghi nhận ở vị trí thứ 5 với tốc độ phát triển 68,2% so với quí trước nhờ vào những thành công từ thị trường thương mại. Các nhà sản xuất đa quốc gia khác và các nhà sản xuất trong nước giữ những vị trí còn lại trên thị trường.

Theo Thạch Anh - VTC
Về Đầu Trang Go down
 
Năm 2009: PC nhập khẩu sẽ tăng 28% so với năm 2008
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những điểm mới của năm học mới
» Tin sinh hoạt đầu năm
» Tăng tốc Internet với Portable SpeedConnect Internet Accelerator
» VnSecurity 2008: Phần mềm bảo mật "made in Vietnam"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TEEN QUANG TRI :: -‘๑’- CÔNG NGHỆ THÔNG TIN :: • IT News-
Chuyển đến